Xét nghiệm MCH có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nó không chỉ giúp sàng lọc các bệnh lý, nhận biết dấu hiệu bất thường của cơ thể mà còn chẩn đoán ung thư. Vậy MCH là gì, có ý nghĩa như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của fldoehub.org để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.
I. Chỉ số MCH là gì?
Để biết được chỉ số MCH trong xét nghiệm máu, bạn cần hiểu được xét nghiệm máu khi khám sức khỏe là gì. Xét nghiệm máu được thực hiện trên mẫu máu với mục đích là đo hàm lượng một số chất nhất định có trong máu hoặc đếm số lượng tế bào máu. Phương pháp xét nghiệm máu có thể được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh hoặc đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị.
Có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau, trong đó xét nghiệm máu CBC được thực hiện khi khám bệnh cấp cứu, theo dõi quá trình điều trị của người bệnh. Và chỉ số MCH được xác định thông qua phương pháp xét nghiệm máu CBC – đây là hình thức xét nghiệm máu tổng thể giúp kiểm tra 3 loại tế bào trong máu là bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu.
Phương pháp xét nghiệm này giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của người thực hiện xét nghiệm. Đồng thời, còn giúp phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể như thiếu máu, nhiễm trùng máu, rối loạn chảy máu.
Như vậy, chỉ số MCH là cách viết tắt của từ tiếng Anh “Mean Corpuscular Hemoglobin”, được hiểu là lượng huyết sắc tố trung bình có trong tế bào hồng cầu của cơ thể. Huyết sắc tố chính là một protein đảm nhận chức năng giúp hồng cầu vận chuyển oxy đến các tế bào và mô trong cơ thể. Đây là chỉ số có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau như thiếu máu, ung thư…
II. Ý nghĩa của chỉ số MCH trong xét nghiệm máu
Như đã chia sẻ MCH là gì, chỉ số này có vai trò quan trọng trong xét nghiệm máu. Với người khỏe mạnh, chỉ số MCH bình thường 27-33pg trên mỗi tế bào. Như vậy:
- Người có chỉ số MCH thấp nếu dưới 26pg trên mỗi tế bào
- Người có chỉ số MCh cao nếu bằng hoặc cao hơn 34pg trên mỗi tế bào.
Tuy nhiên, cho dù chỉ số MCH cao hay thấp thì đều là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
1. Chỉ số MCH thấp
Chỉ số MCH dưới 26pg trên mỗi tế bào, chứng tỏ cơ thể thiếu hàm lượng sắt trong máu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo huyết sắc tố. Tình trạng thiếu sắt thường do thiếu hụt chất dinh dưỡng, ăn chay. Bên cạnh đó, nữ giới bị rong kinh, người mới phẫu thuật dạ dày… có có thể bị thiếu sắt. Ngoài ra, chỉ số MCH thấp có thể do thiếu vitamin B.
Những người có chỉ số MCH thấp thường không có biểu hiện gì ở giai đoạn đầu. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, chỉ số MCH xuống quá thấp thì người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt…
2. Chỉ số MCH cao
Với những trường hợp chỉ số MCH cao trên 34pg trên mỗi tế bào thì đây là dấu hiệu của bệnh thiếu máu ác tính. Ngoài ra, chỉ số MCH cao cũng là dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp đang hoạt động quá mức, bệnh gan và một số biến chứng nguy hiểm như ung thư, nhiễm trùng…
Những biểu hiện của chỉ số MCH cao là da tái nhợt, suy giảm trí nhớ, sụt cân đột ngột, nhịp tim đập nhanh… Nếu gặp những triệu chứng này, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
III. Phương pháp cân bằng chỉ số MCH trong máu
Sau khi hiểu được tầm quan trọng của chỉ số MCH, nhiều người bệnh muốn biết được phương pháp chăm sóc sức khỏe để cân bằng chỉ số MCH là gì. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cân bằng MCH.
1. Cải thiện chỉ số MCH thấp
Để cải thiện chỉ số MCH thấp, người bệnh có thể bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với những trường hợp chỉ số MCH thấp quá nặng, có những triệu chứng nguy hiểm thì sẽ được chỉ định truyền máu.
2. Điều trị chỉ số MCH cao
Chỉ số MCH cao do thiếu vitamin B12, folate sẽ được cải thiện bằng lối sống lành mạnh. Theo đó, người bệnh có thể tăng cường bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, bổ sung viên uống vitamin B12, folate theo chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp khó hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin uống thì sẽ được bổ sung dưới dạng tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
IV. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm MCH
Để kết quả xét nghiệm chỉ số MCH được chính xác, đảm bảo cho quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, người bệnh không được uống bất kỳ một loại thuốc nào. Với những trường hợp đã uống thuốc thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để họ đưa ra hướng xử lý phù hợp.
- Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn để đảm bảo kết quả chỉ số MCH được chính xác. Thời gian nhịn ăn là từ khoảng 8 đến 12 tiếng trước khi lấy máu.
- Người bệnh không được sử dụng café, đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá… trước khi kiểm lấy mẫu máu.
Trên đây là những thông tin giải đáp xung quanh thắc mắc MCH là gì, có ý nghĩa như thế nào. Để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.