Với nhiều ưu điểm vượt trội, chụp MRI được đánh là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này giúp phát hiện ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhờ đó mà bác sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Vậy chụp MRI là gì, cần lưu ý những gì khi chụp? Cùng fldoehub.org tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
I. Chụp MRI là gì?
Chụp MRI hay còn được gọi với tê khác là chụp cộng hưởng từ. Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh lý thông qua hình ảnh giải phẫu chụp cơ thể. Dựa vào sóng radio và từ trường, bác sĩ sẽ có hình ảnh bao quát nhất về phần cơ thể cần kiểm tra. Đặc biệt, chụp MRI không có tia X nên người bệnh có thể yên tâm vì sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Quá trình chụp MRI cũng diễn ra nhanh chóng nên người bệnh không mất nhiều thời gian chờ đợi. Vì thế, chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp phổ biến trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Trong đó, kết quả chụp MRI não, dây cột sống được đánh giá cao vì có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán và chữa bệnh. Đặc biệt, chụp MRI trước khi thực hiện phẫu thuật cũng giúp bác sĩ chọn được phương án điều trị hiệu quả.
II. Ưu và nhược điểm của chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ được sử dụng để kiểm tra nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy, những ưu và nhược điểm của phương pháp chụp MRI là gì?
1. Ưu điểm của chụp MRI
Chụp MRI là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả với những ưu điểm như sau:
- Hình ảnh chụp chất lượng cho phép beca sĩ quan sát được đặc điểm, cấu trúc của cơ quan bên trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ không gây hại đến sức khỏe người bệnh khi thực hiện.
- Chụp MRI cho ra nhiều hình ảnh với các góc độ khác nhau mà bệnh nhân không cần phải di chuyển trong quá trình chụp. Bởi vì máy MRI có 3 mặt chụp là mặt phẳng vành, mặt phẳng nhỏ và mặt phẳng chụp. Đây được xem là lợi thế khi chụp MRI so với chụp X-quang, chụp CT…
2. Nhược điểm của chụp MRI
Cho dù có nhiều ưu điểm, nhưng phương pháp chụp MRI vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:
- Người bệnh cần phải nằm bất động trong quá trình chụp. Do quá trình chụp có thể kéo dài từ 15 đến 60 phút, nên chỉ cần một cử động nhỏ cũng khiến kết quả chụp bị ảnh hưởng và phải thực hiện lại từ đầu.
- Mỗi lần chụp cộng hưởng từ thường kéo dài khá lâu. Vì thế, chụp MRI không phù hợp với những trường hợp cấp cứu cần kết quả ngay.
- Chi phí chụp MRI khá cao
- Khi chụp MRI, máy sẽ phát ra tiếng ồn nên nhiều người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và phải sử dụng tai nghe trong quá trình thực hiện.
III. Khi nào nên chụp MRI?
Mặc dù kỹ thuật chụp MRI không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng không phải ai cũng có thể chụp cộng hưởng từ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia sức khỏe, người bệnh sẽ được yêu cầu chụp MRI khi gặp một số vấn đề như sau:
- Đối tượng có những biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ liên quan đến bệnh lý như u não, viêm não, viêm màng não, chấn thương, tai biến…
- Những đối tượng có biểu hiện hoặc nghi ngờ liên quan đến bệnh về máu, dị tật bẩm sinh.
- Người bệnh có biểu hiện bất thường về một số bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng, mắt như viêm nhiễm, chấn thương…
- Những đối tượng được chẩn đoán chấn thương tủy sống, viêm, thoái hóa đốt sống…
- Những trường hợp đau cổ chân, cổ tay, khớp gối, đau khớp vai, khớp háng…
- Người bệnh có biểu hiện hoặc nghi ngờ bị ung thư một số bộ phận như gan, phổi, lá lách. Bao gồm các bệnh lý liên quan đến vú, phụ khoa, nam khoa.
IV. Chụp MRI có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ khi giải thích chụp MRI là gì, phương pháp chụp này không gây đau và an toàn. Do không sử dụng tia X như chụp CT, chụp X-quang nên người bệnh không gặp phải tác dụng sau khi thực hiện.
Tuy nhiên, thuốc nhuộm dùng khi quét MRI có thể gây ra một số biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, nóng rát ở một điểm tiêm với một số trường hợp. Dị ứng thuốc nhuộm cũng hiếm khi xảy, tuy nhiên có thể gây ngứa mắt, nổi mề đay. Vì thế người bệnh cần thông báo cho kỹ thuật viên nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng nào.
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật chụp MRI, người bệnh cần tuân thủ một số điều sau:
- Thực hiện đúng chỉ dẫn của nhân viên kỹ thuật chụp MRI. Mặc dù, phương pháp này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng từ trường cao có thể gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Vậy nên, nếu bạn sử dụng răng giả, máy trợ thính, vòng tránh thai… cần thông báo với bác sĩ để được tháo ra trước khi tiến hành thực hiện.
- Người bệnh không được mang theo những vật dụng kim loại khi chụp như điện thoại, nhẫn, chìa khóa…
- Để có được hình ảnh chụp chất lượng, người bệnh cần nằm yên không được cử động.
- Một số trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng thuốc tương phản trước khi chụp MRI. Cho dù những loại thuốc này không gây hại nhưng có thể xuất hiện một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh nếu cơ thể dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ mang thai không nên chụp cộng hưởng từ trong 3 tháng đầu trừ trường hợp thực sự cần xét nghiệm.
- Khi chụp MRI nên mặc quần áo thoải mái, không có khóa hay kim loại khác. Đồng thời, bạn cũng cần cởi quần áo và mặc áo choàng trong khi thực hiện chụp.
Với những kiến thức chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được chụp MRI là gì, cũng như vai trò của kỹ thuật này trong y khoa. Bên cạnh đó, bạn cũng trang bị thêm cho mình những thông tin hữu ích trước khi tiến hành chụp MRI để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.