Tình trạng tức ngực có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Những cơn đau có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và không chỉ gặp ở người cao tuổi. Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa và kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau. Vậy tức ngực là bệnh gì, cùng fldoehub.org tìm hiểu dưới đây nhé.
I. Dấu hiệu tức ngực là bệnh gì?

Đau tức ngực là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu cơn đau chỉ thoáng qua thì đây là dấu hiệu của các bệnh thông thường như ăn uống khó tiêu. Tuy nhiên, nếu tình trạng tức ngực diễn ra liên tục, kéo dài và có cường độ tăng dần thì nhiều khả năng đây là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy tức ngực là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh gây ra tình trạng đau tức ngực thường gặp.
1. Bệnh mạch vành
Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành là do mảng xơ vữa trong lòng động mạch, khiến cho quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Điều này gây ra thiếu oxy cho tế bào cơ tim, dẫn đến biểu hiện đau tức ngực.
Người bệnh thường cảm thấy vùng tim như bị thắt lại, khó thở, đôi khi còn xuất hiện tình trạng đau tức ngực trái dữ dội. Đặc biệt, khi người bệnh biểu lộ cảm xúc căng thẳng, tức giận hoặc vận động quá sức thì những cơn đau tức ngực càng trầm trọng hơn.
Đặc biệt, bệnh mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim – tình trạng này xảy ra khi mạch máu bị tắc đột ngột do sự cản trở của huyết khối, gây tổn thương tim vĩnh viễn. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau tức ngực trái trầm trọng, cảm giác như tim bị bóp nghẹt, kèm theo đó là sự hoảng loảng, sợ hãi.
2. Chấn thương ngực
Những chấn thương ở vùng ngực có thể khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực âm ỉ, do sự tổn thương tại mô mềm cơ ngực, thành ngực…
Đối với những cơn đau do chấn thương ngực, mỗi khi người bệnh cử động cơ thể, di chuyển vùng cơ ngực hoặc thở sâu cũng khiến cho những cơn đau ngực xuất hiện, bộc phát.
3. Bóc tách động mạch chủ

Đồng mạch chủ có vai trò là cầu nối cung cấp máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi nội mạc động mạch chủ bị rách, máu sẽ len lỏi vào trong và gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ khiến động mạch chủ có nguy cơ bị vỡ.
Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực, choáng váng và ngất xỉu. Vì thế, nếu bạn băn khoăn tức ngực là bệnh gì thì có thể nghi ngờ biểu hiện của bệnh bóc tách động mạch chủ.
4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích dây thần kinh nằm ở biểu mô thực quản khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực. Bên cạnh đó, bệnh còn có những biểu hiện khác như buồn nôn do các chất trào ngược lên thực quản.
5. Một số bệnh lý khác
- Thuyên tắc phổi: tình trạng này xảy ra khi có cục máu động trong động mạch phổi. Chúng ngăn chặn máu di chuyển đến mô phổi nên dẫn đến tình trạng đau tức ngực.
- Viêm phổi: bệnh lý này gây ra biểu hiện đau tức ngực khi ho hoặc hít vào.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: khi có vết loét ở ruột non hoặc niêm mạc dạ dày thì người bệnh có thể đau tức ngực, đau dạ dày, buồn nôn…
II. Một số biểu hiện tức ngực thường gặp
Có thể thấy, đau tức ngực là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số dạng tức ngực thường gặp giúp bạn hiểu rõ tức ngực là dấu hiệu bệnh gì.
1. Tức ngực, khó thở
Tình trạng này thường gặp ở những người bị bệnh tim mạch vành, trào ngược dạ dày thực quản hoặc người bệnh bị hẹp đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu lo âu, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân của tức ngực, khó thở.
Bên cạnh đó, những bệnh lý kéo dài như suy gan, thận, đái tháo đường cũng có thể gây ra biểu hiện đau tức ngực, khó thở.
Với tình trạng tức ngực, khó thở không liên quan đến bệnh lý, bạn chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng.
2. Tức ngực kèm khó tiêu

Hiện tượng tức ngực, khó tiêu có thể kèm theo các biểu hiện khác như chóng mặt, đau âm ỉ dạ dày, hoa mắt. Hơn thế, người bị đau tức ngực, khó tiêu có thể xuất hiện biểu hiện ợ chua, nóng rát vùng thực quản.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Lúc này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, cũng nên hạn chế sử dụng đồ uống có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
3. Tức ngực, buồn nôn
Triệu chứng này xuất hiện có thể không phải do bệnh lý, đôi khi nó là biểu hiện của tâm lý. Với những trường hợp này, bạn chỉ cần thay đổi để có lối sống lành mạnh, hạn chế dùng chất kích thích, đồ uống có cồn.
Lưu ý, nếu đau tức ngực kèm buồn nôn kéo dài thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
4. Tức ngực, ho
Những cơn ho kèm với tức ngực là bệnh gì? Tình trạng này thường gặp ở người bị cảm cúm, ho và sẽ hết sau vào ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau tức ngực kèm ho xuất hiện vào buổi sáng sớm, dù có uống thuốc trị ho nhưng vẫn không dứt thì đây có thể là biểu hiện của ung thư phổi.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do hút thuốc lá quá nhiều. Vậy nên, để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy tránh xa khói thuốc, giữ không khí luôn trong lành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan đến phổi, phế quản nếu có để không còn gặp tình trạng đau tức ngực, kèm ho.
III. Khi tức ngực cần làm gì?
Khi thấy triệu chứng đau tức ngực, bạn nên dùng mọi hoạt động nặng nhọc, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Nếu những cơn đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên thì bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Với những trường hợp đau tức ngực liên quan đến bệnh lý, người bệnh cần thận trọng trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được tức ngực là bệnh gì. Nếu gặp tình trạng này kéo dài, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để đảm bảo tính mạng cho bản thân mình nhé.